Khi xây dựng bất cứ công trình nào, bạn cũng nên nắm rõ được trát 1m2 tường hết bao nhiêu xi măng. Điều này giúp việc chuẩn bị, dự toán nguyên vật liệu có thể được thực hiện chính xác, tránh tình trạng hao phí. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể giải đáp được câu hỏi nêu trên. Nếu muốn biết thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để khám phá những thông tin cực kỳ thú vị nhé!
Những vật liệu cần thiết để xây trát được 1m2 tường
Trước khi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi trát 1m2 tường hết bao nhiêu xi măng thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những vật liệu cần thiết cho việc xây trát 1m2 tường. Dưới đây là các nguyên vật liệu quan trọng, không thể nào thiếu để xây tường:
- Cát đen: bạn có thể tìm kiếm rất dễ dàng ở các cửa hàng cung cấp vật liệu xây dựng.
- Gạch: một loại vật liệu rất quan trọng dùng để xây tường
- Xi măng: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại xi măng, vì vậy gia chủ có thể chọn lựa theo nhu cầu xây dựng hoặc theo điều kiện kinh tế của gia đình.

Trát 1m2 tường hết bao nhiêu xi măng?
Mục đích tính toán
Tường có thể được xem là một bộ phận cấu thành rất quan trọng, quyết định đến độ vững chắc của toàn bộ ngôi nhà. Vì vậy, khi tường nhà, bạn phải thật lưu ý, tránh xây nghiêng làm ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu của căn nhà. Theo đó, việc tính được vật liệu cần thiết để xây cho 1m2 tường là rất quan trọng. Điều này có thể giúp việc dự toán, chuẩn bị tổng khối lượng nguyên vật liệu cho cả công trình chính xác hơn, tránh lãng phí.

Cách tính tham khảo
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng đã tiến hành nghiên cứu, tính toán để tìm ra khối lượng nguyên vật liệu cho 1m2 tường chuẩn nhất. Tuy nhiên, dù cho nghiên cứu kỹ lưỡng đến đâu đi chăng nữa thì độ chính xác trong thực tiễn cũng không thể nào đạt 100%. Vì vậy, tốt nhất, bạn nên tính toán thật hợp lý, phù hợp với từng đặc điểm của công trình xây dựng.
Tuy nhiên, bạn vân có thể tham khảo ước tính nguyên vật liệu cho 1m2 tường như sau:
- Cát xây: 0.02 m3
- Xi măng xây dựng: 5.44 kg ( đáp án cho câu hỏi trát 1m2 tường hết bao nhiêu xi măng)
- Gạch: 1m2 tường cần trung bình là 68 viên gạch
- Cát trát tường: 0.05 m3
- Xi măng trát: 12,8 kg
Với phần gạch ốp tường, bạn có thể tính được dựa vào diện tích của 1 viên gạch theo công thức như sau: (chiều dài + chiều rộng) x2, sau đó nhân với chiều cao của phần tường muốn ốp. Kết quả cuối cùng sẽ được trừ đi phần diện tích cửa sổ và cửa đứng trong phạm vi của bức tường. Lúc này chúng ta đã có thể biết được cụ thể số lượng viên gạch cần để ốp tường là bao nhiêu rồi đấy!
Mức giá xây dựng cho 1m2 tường nhà trên thị trường là bao nhiêu?
Khi có ý định xây dựng tổ ấm cho gia đình, bạn nên dự tính trước mức giá xây dựng cho 1m2 tường nhà để có được sự chuẩn bị cho phù hợp. Để thực hiện phương pháp này một cách đơn giản nhất, bạn có thể phân tích những công việc cần thiết cho quá trình xây dựng. Từ đó, tiến hành lập bảng kế toán một cách chính xác và cụ thể nhất.

Với từng loại hình nhà ở khác nhau mà mức giá cơ bản của 1m2 tường cũng sẽ không giống nhau. Cụ thể là:
- Với nhà ở cấp 4, giá xây dựng cho 1m2 tường là: 4.500.000 – 6.500.000
- Nhà cấp 3 sẽ có mức chi phí ước tính là: 5.500.000 – 7.500.000
- Nhà chung cư sẽ có giá dao động từ 4.500.000 đến 6.500.000
- Với loại hình nhà trọ, 1m2 tường sẽ có mức giá từ 2.500.000 đến 3.500.000
- Nhà xưởng sẽ có giá từ 3.000.000 đến 4.000.000
Những điều cần lưu ý khi tiến hành trát tường nhà
Khi thực hiện việc trát tường nhà, bạn nên lưu ý những điều như sau:
- Sau khi tường được xây xong 2 ngày thì mới có thể tiến hành trát tường.
- Trước khi trát thì bạn nên lắp đặt đầy đủ những loại dây ngầm như truyền hình, điện thoại, cáp máy tính,…
- Phải tiến hành việc che lấp các lỗ hở lớn, xử lý cho bề mặt bằng phẳng rồi mới thực hiện trát tường.
- Bề mặt trát cần phải được lau chùi, rửa sạch bụi bẩn, tẩy sạch dầu mỡ, rêu mốc trước khi tiến hành thao tác trác tường
Vậy trát 1m2 tường hết bao nhiêu xi măng? Bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi này rồi đúng không nào. Khi tiến hành việc xây dựng một công trình nào đó, bạn cần nắm rõ được điều này để tính toán được chính xác lượng vật liệu cần thiết, tránh lãng phí. Cuối cùng, cám ơn mọi người vì đã tham khảo bài viết này nhé!